Làm Phần Mềm: NoCode So Với Code Truyền Thống
KINH NGHIỆM CÁ NHÂN
Gần đây, mình đã làm vài dự án phần mềm sử dụng NoCode cho khách hàng, cụ thể là nền tảng Bubble.
Điều này khá thú vị khi so sánh với kinh nghiệm trước đây của mình trong việc làm outsourcing phần mềm bằng code truyền thống.
Vì vậy, mình muốn chia sẻ góc nhìn của mình về sự khác biệt giữa hai phương pháp này.
ƯU ĐIỂM CỦA NOCODE
Khi chọn Bubble hoặc các nền tảng NoCode khác, bạn có thể nhận thấy một số lợi ích rõ rệt:
Tăng Tốc Độ Phát Triển: Quy trình phát triển nhanh hơn từ 3 đến 5 lần so với phương pháp truyền thống.
Giảm Chi Phí: Tiết kiệm chi phí là một lợi thế không nhỏ.
Sự Tham Gia Trực Tiếp của Khách hàng: Stakeholders (chủ app, nhân viên của họ, vv) có thể tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển, giúp tùy chỉnh sản phẩm một cách linh hoạt. Như trường hợp của mình là khách có thể vào cập nhật màu sắc, text, góp ý về ứng dụng trong lúc team đang làm luôn.
Tính Linh Hoạt và Tùy Biến Cao: Khi khách có thay đổi yêu cầu không quá lớn thì mình có thể làm luôn cho khách. Còn nếu code truyền thống chắc phải tính thêm tiền vì nó tốn công hơn
NHƯỢC ĐIỂM CỦA NOCODE
Tuy nhiên, việc sử dụng NoCode cũng đem lại một số hạn chế:
Quản Lý Dữ Liệu: Đa số dữ liệu được lưu trữ trên server của bên thứ ba như Bubble, điều này gây ra mối lo ngại về bảo mật và quản lý dữ liệu cho khách hàng.
Hạn Chế Trong Làm Việc Nhóm: Các tính năng Team Collaboration trong nocode như Bubble có giới hạn và chi phí cao, làm cản trở quá trình làm việc nhóm. Nên cách hiện tại vẫn là cả team dùng chung 1 account để phát triển
QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
Dù làm việc với NoCode hay code truyền thống, quy trình phát triển vẫn bao gồm các giai đoạn quan trọng như:
Phân tích yêu cầu
Design giao diện
Xây dựng phần mềm với Code hoặc NoCode
Kiểm thử
Triển khai (deploy) đưa phần mềm vào thực tế
Bảo trì và hỗ trợ
Tuy nhiên, việc sử dụng NoCode có thể giúp giảm bớt thời gian đáng kể trong các giai đoạn xây dựng, triển khai và bảo trì.
TỔNG KẾT
NoCode, với những ưu điểm như tốc độ phát triển nhanh và chi phí thấp, đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt với các dự án có quy mô trung bình.
Không dừng lại ở đó, cũng đã có những bên liên hệ với mình và có ý định làm những phần mềm lớn và phức tạp với nocode.
Nhìn chung thì thị trường nocode ở Việt Nam ngày càng sôi động. Chủ doanh nghiệp đã bắt đầu tìm các hướng đi mới linh hoạt và hiệu quả như nocode.
Mình dự đoán tương lai sẽ ngày càng nhiều đơn vị gia công phần mềm bằng nocode như mình.