Phân tích nghiệp vụ phần mềm với AI - Kỹ năng cần học cho nocoders
PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ PHẦN MỀM LÀ LÀM GÌ?
Tiếp tục chuỗi bài viết Người mới biết no-code thì nên học cái gì?
Ngoài kỹ năng vẽ mockup đã nêu ở phần trước, thì kỹ năng phân tích nghiệp vụ (BA - business analysis) là rất cần thiết.
Nếu không biết kỹ năng này, khi mô tả phần mềm bạn chỉ biết mô tả rất chung chung.
Ví dụ
Tôi cần làm cái app giống Tiki
Tôi cần làm cái app đọc tin tức giống Báo mới
Đa số những người mới chưa biết phân tích nghiệp vụ thì sẽ có những mô tả như thế này.
Với mô tả chung chung như vậy, bạn cũng không biết chính xác phần mềm sẽ thực hiện gì, chứ đừng nói người khác hiểu.
Khi đem mô tả này cho người khác hoặc developer thì lại càng khó khăn hơn.
Phải mất thời gian để họ lấy yêu cầu đề có mô tả cụ thể.
Nhưng nếu bạn biết BA thì bạn có thể chuyển cái mô tả chung chung đó thành bản mô tả chi tiết.
Ví dụ phân tích chi tiết tính năng app tin tức
Người dùng có thể đăng ký/đăng nhập tài khoản trên ứng dụng
Người dùng có thể chọn các chủ đề tin tức mà họ quan tâm để theo dõi
Ứng dụng sẽ hiển thị các tin tức mới nhất của các chủ đề được theo dõi trên trang chủ
Người dùng có thể tìm kiếm các tin tức dựa trên từ khóa
Người dùng có thể lọc/sắp xếp các tin tức dựa trên thể loại, ngày đăng, xu hướng đọc, v.v.
Người dùng có thể lưu các bài báo yêu thích để đọc sau
Người dùng có thể chia sẻ các bài báo lên mạng xã hội
Ứng dụng hiển thị các quảng cáo liên quan đến nội dung tin tức
Ứng dụng có tính năng đọc bài trực tuyến hoặc tải xuống đọc offline
Ứng dụng có tính năng đồng bộ hóa tin đọc giữa các thiết bị
Ứng dụng có giao diện thân thiện, dễ sử dụng cho người dùng
Dữ liệu người dùng, tin tức được lưu trữ an toàn, bảo mật
Ở mức độ nâng cao hơn, bạn có thể phân tích chi tiết thêm từng tính năng, ví dụ phân tích Tính năng đăng ký/đăng nhập
Người dùng nhập thông tin đăng ký bao gồm: email, mật khẩu, họ tên, ngày sinh. Các trường thông tin bắt buộc như email, mật khẩu.
Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của email, mật khẩu nhập vào. Mật khẩu phải có độ dài/độ phức tạp tối thiểu.
Hệ thống kiểm tra email đã tồn tại hay chưa. Nếu chưa, cho phép đăng ký, nếu rồi thì thông báo email đã có người sử dụng.
Sau khi đăng ký thành công, hệ thống gửi email xác nhận tài khoản về email người dùng.
Người dùng nhập email và mật khẩu để đăng nhập. Hệ thống kiểm tra thông tin, nếu chính xác cho phép đăng nhập.
Người dùng có thể lựa chọn cho phép đăng nhập tự động lần sau bằng cách lưu thông tin đăng nhập.
Cho phép đặt lại mật khẩu khi người dùng quên mật khẩu. Hệ thống sẽ gửi link đặt lại mật khẩu về email đã đăng ký.
Người dùng có thể thay đổi thông tin cá nhân, mật khẩu sau khi đăng nhập.
Cho phép đăng xuất tài khoản và quay lại màn hình đăng nhập.
LỢI ÍCH CỦA PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ VỚI NOCODERS
Cùng với kỹ năng vẽ mockup, thì BA là kỹ năng giúp bạn hiểu rõ phần mềm bạn muốn làm hơn. Giúp bạn và người khác hiểu được bức tranh tổng thể
Khi đã hiểu rõ tính năng, bạn có thể lựa chọn platform nocode chính xác và cụ thể. Ví dụ web app chọn Bubble, mobile app chọn Gilde, tự động hoá xài Make.
Tiết kiệm chi phí và thời gian. Mặc dù nocode sẽ tiết kiệm chi phí hơn code, nhưng khi bạn không có cái nhìn tổng quan do chưa phân tích chi tiết thì việc đập đi xây lại là hoàn toàn có thể xảy ra -> tốn thời gian và chi phí.
HỌC PHÂN TÍCH PHẦN MỀM VỚI AI NHƯ THẾ NÀO?
Có rất nhiều khoá học bài bảng online, bạn có thể tham khảo.
Tuy nhiên, hiện nay với sức mạnh của AI, bạn có thể dùng AI như là trợ lý để học phân tích phần mềm một cách dễ hiểu.
Hai AI mình khuyến khích sử dụng là ChatGPT và Claude.
Các học tốt nhất đó là chia để trị.
Bạn có thể dùng AI để phân tích tổng quan -> phân tích chi tiết từng tính năng -> trong mỗi tính năng lại phân tích thêm nếu chưa hiểu.
Ví dụ như các hình bên dưới
Bạn có thể dùng các prompt như:
Phân tích nghiệp vụ của ứng dụng {đọc tin tức}
Phân tích thêm tính năng {đăng ký/đăng nhập}
Giải thích thêm {“Tiền xử lý từ khóa: loại bỏ các từ dừng, chuẩn hóa từ khóa”} là làm gì?
Bạn thay thế các nội dung trong ngoặc {} cho phù hợp với yêu cầu của bạn nhé.
Khi đã phân tích được chi tiết ứng dụng, bạn có thể tiến hành vẽ mockup. Lúc này bạn đã hoàn thành 1/3 chặn đường làm phần mềm với nocode. Phần còn lại là chọn platform nocode và biến phân tích, mockup thành app.