Tại sao nên dùng NoCode để xây dựng MVP?
Lịch sử không nói dối
Trước khi nói về nocode, mình cùng lướt qua lịch sử của các công cụ phát triển ứng dụng
JavaScript ra đời năm 1996, website lúc này là web tĩnh (static website)
Wordpress ra đời năm 2003. Hiện nay trên 30% website trên thế giới được xây dựng bởi Wordpress (nguồn)
Ruby on Rails ra đời năm 2004. Gần 2 triệu website sử dụng Ruby on Rails (nguồn)
React ra đời năm 2013, giờ cũng có 2 triệu website dùng React (nguồn)
Amazon ra mắt EC2 năm 2006, bắt đầu trend Cloud Computing. Hiện giờ 90% công ty sử dụng 1 dịch vụ của Cloud Computing (nguồn)
Nhìn lại quá trình lịch sử, hoặc có cơ hội bạn hãy hỏi thử 1 anh lập trình viên lâu đời từ những năm 2000s đến giờ về những sự hay đổi này.
Điểm chung đó là càng ngày thì càng có nhiều tool, platform, library hỗ trợ việc xây dựng ứng dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn trước
Một sinh viên IT năm 1 cũng có thể học 1 khoá online trên Udemy hay Coursera là có thể làm ứng dụng được rồi.
Bên cạnh việc giúp developers phát triển ứng dụng dễ dàng hơn, nhiều developers lại nghĩ sao không giúp người không biết code/lập trình vẫn có thể làm app được luôn.
Thế là các platform nocode dần xuất hiện như Shopify, Weebly, Wix. Số tiền gọi vốn lên tới hàng trăm triệu đô. Shopify đã IPO và cổ phiếu đã tăng 4000 lần, nguồn
Theo thời gian, các platform nocode ngày càng nhiều và phát triển không ngừng.
Ngay cả CEO của Github - một nền tảng lưu trữ source code cho developer cũng đã từng nói:
"The future of coding is no coding at all." - Chris Wanstrath, CEO của GitHub.
Việc làm web app, mobile app, marketplace hay chatbot với nocode đã là quá bình thường rồi mọi người à.
Bây giờ các niche như Blockchain hay AI, Machine Learning cũng đã có những platform nocode/low code rồi. Ví dụ như IBM Blockchain Platform, obviously.AI, IntersectLabs
Nhìn lại lịch sử sẽ không nói dối: tương lai sẽ là nocode.
Tại sao nên dùng NoCode để xây dựng MVP?
MVP - Minimum Viable Product (Sản phẩm khả thi tối thiểu), là sản phẩm được tạo ra nhanh nhất có thể nhằm giải quyết vấn đề cốt lõi của khách hàng, kiểm tra thị trường và nhận định sản phẩm có tiềm năng hay không.
Qua đó quyết định có tiếp tục phát triển theo sản phẩm gốc hay thay đổi cho đến khi nào sản phẩm đạt được Product/Market Fit thì thôi.
Như định nghĩa của của MVP thì chúng ta cần ra đời liên tục các phiên bản MVP để đạt được Product/Market Fit
Nếu bạn đang có nhiều tiền và đội dev thì không nói làm gì. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện này. Lúc này chính là lúc nocode phát huy tác dụng của mình: nhanh, rẻ và hiệu quả.
Bạn không biết lập trình vẫn tự tay làm MVP được. Còn nếu bạn biết lập trình thì càng tốt vì có thể kết hợp linh hoạt các platform nocode
Câu chuyện năm 2019
Năm 2019, mình có làm khoảng 5 dự án
1 mạng xã hội
1 SaaS về du lịch
1 SaaS về hoá đơn
1 mobile app về giáo dục
Gần như fail toàn bộ. Lý do fail thì nhiều nhưng điểm chung thì founders thích 'vẽ vời', làm nhiều tính năng vì nghĩ là users sẽ cần. Nhưng users có cần hay không thì launch apps mới biết được thực sự.
Đó là lý do trong năm nay mình sẽ không nhận outsource dự án nào như năm 2019 nữa. Việc lấy tiền của khách hàng nhưng họ lại fail khiến mình rất áy náy và không vui vẻ gì. Mình muốn win-win
Vì thế mình sẽ tập trung vào nocode để founders có thể tự build MVP của mình nhanh chóng, nhận feedback từ users và cải tiến liên tục.
Chứ không phải lên một list features, build trong 2, 3 tháng, launch và fail rồi cũng biết tại sao mình fail.
Việc bỏ ra vài chục triệu là con số không lớn không nhỏ. Nhưng đáng sợ nhất là fail mà không học được gì sẽ khiến con người ta dễ dàng bỏ cuộc.
Do things that don't scale
Nếu bạn chưa biết câu nói nổi tiếng của Paul Graham này, thì hãy tìm đọc ngay!
Một lý do lớn mà nhiều founders không muốn/không thích/không tìm hiểu về nocode đó làm muốn làm thật lớn ngay từ đầu.
Kiểu app chưa launch, users chưa có, feedback cũng không nhưng đã nghĩ ra viễn cảnh app mình đã scale lên tới hàng chục ngàn users.
Những câu mình hay nghe như:
Sau này nhiều users thì sao em, server có đủ không.
Sau này mình nâng cấp lên được không em
Sau này anh tính làm thêm features a,b,c này
Mọi thứ đều là sau này và không phải tập trung vào users hiện tại.
Họ thích nhìn vào những super app hiện tại rồi so sánh về features. Ví dụ AirBnb có 10 features, mình cũng phải có ít nhất 3,4.
Nhưng bạn hãy thử tìm phiên bản của AirBnb, Facebook, Uber những năm đầu tiên mà xem. Để được như hôm nay chúng đã trải qua hàng trăm lần cập nhật.
Xem thêm Khởi nghiệp khi không biết lập trình
Đương nhiên nếu dùng nocode thì sẽ có những khuyết điểm như:
Không phải features nào cũng có thể làm được
Platform nocode bạn dùng có thể bị mua lại hoặc phá sản
Một số nền tảng nocode không cho bạn kiểm soát source code. Sau này phát triển thêm nhiều feature phức tạp không được.
Lo sợ sau này app mình nổi tiếng, scale up dữ quá, nocode không thể đáp ứng được cũng như việc tuyển Việt Nam sợ nếu vô địch World Cup dân mình đi bão loạn cả nước vậy.
Việc nào khó hơn?
Đây là những ví dụ về những startup đã dùng nocode vào những ngày đầu và đã gọi vốn hàng chục triệu đô.
Sau đó họ đã migrate sang coding sau khi có đủ nguồn lực và tài chính. Vậy có phải là nên tập trung mà vô địch World Cup đi, kiểm soát việc đi bão dễ hơn đúng không?
Chưa kể đến là nhiều business model có liên quan tới dịch vụ thì việc có cái app không là chưa đủ, còn rất nhiều thứ để lo. Việc dùng nocode sẽ khiến bạn có nhiều thời gian để xử lý những vấn đề khác nữa.
Kết
Hy vọng bài viết đã mang đủ lý do để bạn có thể sử dụng nocode để xây dựng MVP tiếp theo của mình rồi.
Trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với nhiều anh founders, mình hiểu là không phải ai cũng có khả năng và nguồn lực để xây dựng MVP 1 cách trơn tru.
Hoặc là bạn có thể tìm technical founders hoặc tập trung vào nocode nhé. Đây là 2 cách hiệu quả nhất.
Hẹn gặp mọi người ở post tiếp theo trong series nocode này
Mình có lập group về Nocode - nơi mọi người có thể trao đổi thêm về nocode platform và các vấn đề liên quan https://www.facebook.com/groups/nocodevietnam/